Cồng chiêng có vai trò, vị trí đặc biệt trong đời sống của người Mường Hòa Bình. Cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ, là âm nhạc mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng dân tộc Mường. Từ bao đời nay, âm thanh cồng chiêng luôn gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống tâm linh của người Mường Hòa Bình. Cồng chiêng như nguồn mạch văn hóa nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Tối 8/4, Trung tâm VH-TT&TT thành phố Hoà Bình tổ chức Chương trình tuyên truyền lưu động vào giao lưu văn nghệ chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tại phường Dân Chủ.
Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa là điểm nhấn tạo sức hút cho điểm đến.
Người Mường ở Hòa Bình cũng giống như người Mường ở các địa phương khác đã sử dụng chữ quốc ngữ để nghiên cứu, ghi chép văn hóa Mường cũng như công việc riêng của mình. Nhờ đó, không ít công trình văn hóa Mường đã được ấn hành, như tác phẩm Thường rang, bọ mẹng của tác giả Bùi Thiện (1973), Vốn cổ văn hóa Việt Nam (Trương Sỹ Hùng và Bùi Thiện), cùng nhiều tác phẩm khác của các nhà nghiên cứu dân tộc Mường như Bùi Chỉ, Bùi Huy Vọng, Bùi Nợi…
Mặc dù ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chưa đến nhưng không khí hành hương đã lan tỏa khắp nơi, thể hiện lòng thành kính và niềm tự hào dân tộc.
Tối 4/4, Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình tổ chức biểu diễn báo cáo Chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhân dân các xã vùng II, III năm 2025. Tham dự chương trình có đại diện Sở VH-TT&DL; các nghệ sỹ, giảng viên Đại học Văn hoá nghệ thuật quân đội; Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc; Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc.
Ban Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ban hành Quyết định số 46/QĐ-BTC, ngày 3/4/2025 phê duyệt Kịch bản khung Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thực hiện Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc để tang nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày (ngày 4 và 5/4), Phú Thọ đã có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, các cơ sở vui chơi, giải trí dừng, hoãn tổ chức các chương trình nghệ thuật, hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trên địa bàn tỉnh.
Tháng Ba về, mang theo những cơn gió dịu dàng và hơi thở của tiết trời cuối Xuân, cũng là lúc lòng mỗi người Việt Nam náo nức hướng về Đất Tổ Phú Thọ. Trong dòng chảy vô tận của thời gian, có những giá trị không bao giờ cũ, những biểu tượng không phai nhòa, và Giỗ Tổ Hùng Vương chính là một trong những biểu tượng như thế. Không chỉ là ký ức lịch sử, Giỗ Tổ là cột mốc thiêng liêng đánh thức lòng yêu nước, là lời hiệu triệu vang vọng trong từng thế hệ con cháu Lạc Hồng.
Thịt chua là món ăn truyền thống của bà con dân tộc Mường trong các dịp lễ, Tết và mỗi khi gia đình đón tiếp khách quý. Với nguyên liệu và các loại gia vị đặc trưng, các cơ sở sản xuất thịt chua tại xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn mang đến cho thực khách món ăn mang hương vị độc đáo, đậm chất truyền thống của người Mường Vang.
Nhìn trang phục người phụ nữ, có thể nhận ra nét văn hóa của dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông…
Thời gian qua, bằng những cách làm thiết thực, hiệu quả, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kim Bôi đã có nhiều đóng góp thiết thực trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Cũng từ phong trào, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Ngày 2/4, Đoàn Nghệ thuật tỉnh trình diễn nghệ thuật dân gian, múa rối cạn phục vụ các tour du lịch tại Nhà đón tiếp khách du lịch và biểu diễn nghệ thuật (Khu di tích lịch sử Đền Hùng). Đây là một trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phục vụ Giỗ tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Hòa Bình, cái nôi của nền "Văn hoá Hoà Bình” và cũng là điểm đến thú vị, hấp dẫn du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, con người chân chất, thân thiện, hiếu khách. Cùng với bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao, Mông…, Hòa Bình còn được biết đến là "thủ phủ” của ẩm thực Tây Bắc với các món ăn lạ, độc đáo. Ở một góc độ nào đó, ẩm thực các dân tộc ở Hòa Bình đã được nâng lên tầm văn hóa ẩm thực. Tại các lễ hội, ngày Tết hay những ngày có ý nghĩa đối với dòng họ, thôn, bản, gia đình, các món ăn đặc sản được dịp biện lễ, tạo dấu ấn đối với du khách…