Lịch của người Mường là bộ lịch cổ tri thức dân gian, gọi là sách đoi, được sáng tạo dựa trên quan sát chuyển động của sao đoi. Lịch được làm bằng 12 thẻ tre, mỗi thẻ là một hang, trong đó có một số ngày trong tháng được khắc bằng những ký hiệu khác nhau để đoán định ngày tốt, xấu cho khởi sự công việc (đi làm ăn, làm nhà mới, cưới vợ, gả chồng hay công to việc lớn trong Mường).
Mo là danh xưng của một loại nghề nghiệp, một di sản văn hóa (DSVH) có tính nguyên hợp bao gồm hoạt động kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian với văn hóa - văn nghệ dân gian, chỉ thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường. Với mục đích là nhằm trấn an con người trước các biến động lớn khi ốm đau, chết chóc và thực hiện các nghi lễ trước khi đưa người chết trở về thế giới bên kia.
Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của nhân dân địa phương. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản được xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu chú trọng thực hiện.
Có lẽ ít ai khi du lịch đến Quảng Ninh mà không ghé thăm để chiêm ngưỡng, khám phá "viên ngọc đen huyền bí” nằm bên bờ vịnh Hạ Long - Bảo tàng Quảng Ninh. Bảo tàng cuốn hút du khách bởi sự đẹp - độc - lạ, những giá trị lịch sử, văn hóa, địa lý, địa chất… qua các tầng hiện vật trưng bày.
Từ những bài thuốc gia truyền, đồng bào Dao ở xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong (Cao Phong) không chỉ duy trì nghề bốc thuốc Nam, mà còn từng bước nâng tầm, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn. Nhờ sự kết hợp giữa kinh nghiệm dân gian và phương pháp sản xuất hiện đại, Hợp tác xã (HTX) thuốc Nam Ngọc Sáng đã tạo ra sản phẩm dược liệu chất lượng cao, vừa gìn giữ bản sắc dân tộc, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực.
Hòa Bình có hai loại trống Đông Sơn: loại I Heger và loại II Heger. Trống Đông Sơn có khung niên đại từ thế kỷ IV trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên.
Trong thời kỳ tiền sử của Hòa Bình, nổi bật nhất và đặc trưng nhất là nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Người Hòa Bình tự hào về lịch sử lâu đời của mình, là địa điểm đầu tiên được phát hiện và được mang tên của một nền văn hóa đặc trưng không chỉ cho riêng Việt Nam mà cho cả các nước Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc: VHHB. Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp M.Colani đã cho chúng ta biết đến một "Thời đại đá trong tỉnh Hòa Bình - Bắc Kỳ”. Đến ngày 30/1/1932, nền "VHHB” đã được Đại hội các nhà tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội thừa nhận.
Hòa Bình tạo dấu ấn đối với du khách gần xa cũng bởi sự đa dạng trong lối sống, sinh hoạt và bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính cùng chung sống lâu đời (tổng số gần 90 vạn dân), đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3% dân số; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn đoàn kết, chịu thương chịu khó, có ý chí phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, mỗi dân tộc thể hiện được bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc và hấp dẫn trên đất Hòa Bình…
Năm 2024, Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động sôi nổi, tạo ra nhiều tác phẩm giá trị, đóng góp vào sự phát triển chung của văn học - nghệ thuật địa phương. Chi hội không ngừng đổi mới, củng cố tổ chức, tổ chức sáng tác theo nhóm, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng tác phẩm. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, lễ hội và trại sáng tác, góp phần ghi lại những khoảnh khắc quan trọng của tỉnh.
Chùa Sim tọa lạc tại xóm Sim Ngoài, xã Hợp Tiến (Kim Bôi). Lễ hội chùa Sim khai hội vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Đây là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời, là một trong những lễ hội lớn của huyện Kim Bôi.
Sau khi đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2024 thành công, Điện Biên tiếp tục tổ chức Lễ hội Hoa Ban năm 2025 với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.
UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao.
Tối 8/3, chương trình nghệ thuật giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể "Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng” do quận Long Biên tổ chức, Báo Kinh tế & Đô thị là đơn vị truyền thông, đã diễn ra ấn tượng, mãn nhãn.
Với kiến trúc đẹp, có đền, có động, có hồ… trong khuôn viên rộng trên 5.000m2, đền Thượng Bồng Lai và quần thể hang động núi Đầu Rồng được kiến tạo thành một điểm nhấn ấn tượng trong bức tranh du lịch huyện Cao Phong, được ví như "chốn bồng lai tiên cảnh”.
Không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, trang phục truyền thống của các dân tộc còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, là thông điệp của quá khứ để lại cho hiện tại và mai sau. Hòa Bình là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông... Mỗi dân tộc vừa có nét văn hóa, tín ngưỡng chung, vừa có nét văn hóa truyền thống, tín ngưỡng riêng. Cùng với tiếng nói, trang phục là dấu hiệu nhận diện, bản sắc dễ nhận biết nhất của từng dân tộc.