(HBĐT) - Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”của Chính phủ (Đề án 1956) có thời gian thực hiện dài, yêu cầu lực lượng tham gia đông và số lao động sau đào tạo có việc làm đạt tỷ lệ cao. Sau 1 năm tổ chức thực hiện, tỉnh ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản, tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn hạn chế. Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH xung quanh vấn đề này.
Ngày 21/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1640/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011- 2015 với kinh phí hơn 4.150 tỷ đồng.
So với năm 2010, học phí năm 2011 đối với tân sinh viên các trường đại học (ĐH) ngoài công lập tăng đến chóng mặt. Nhiều trường, học phí tăng 11 - 14,5 triệu đồng/năm so với mức học phí năm 2010. Và đây là trở ngại khiến nhiều thí sinh không dám đăng ký xét tuyển vào các trường ngoài công lập, thậm chí có thí sinh trúng tuyển bỏ học.
(HBĐT) - Nói về kết quả tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2011 của trường PTDTNT tỉnh, thầy giáo Quách Đình Hải, Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Tỷ lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và dự bị đại học của trường chiếm 92%, tăng 7% so với năm 2010. Đây là năm thứ 3, trường xếp thứ nhì trong các trường THPT về kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng và là năm đầu xếp thứ nhất các trường THPT DTNT tỉnh toàn quốc; xếp thứ 221/2.700 các trường THPT toàn quốc.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 32 trường học, trong đó có 11 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 11 trường THCS và PTCS. Bám sát hướng dẫn của ngành về tinh thần của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, huyện đã thực hiện tốt tuyên truyền, triển khai sâu rộng tới cơ sở, các trường; có kế hoạch chi tiết để cụ thể hoá 5 nội dung chính của CVĐ; xây dựng các nhóm giải pháp nhằm đạt được kết qủa cao nhất.
“Bất ngờ và hoảng loạn” là cụm từ mà nhiều phụ huynh lớp 3E Trường tiểu học Thăng Long (Hà Nội) đã nói với nhau trong buổi họp phụ huynh bất thường kéo dài ba giờ rưỡi vào chiều tối 23-9, để bàn về dự định trường này chuyển học sinh đến học trong một căn nhà phố.
GS Hoàng Tụy được coi là nhà toán học khai sơn phá thạch mở đường cho một chuyên ngành toán học mới, là “cha đẻ của tối ưu toàn cục”.
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Kim Bôi có khoảng 70.000 thanh niên. Trong đó, thanh niên nông thôn chiếm hơn 60%. Tuy nhiên, thanh niên đã qua đào tạo nghề hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ khá thấp. Với lực lượng lao động này sẽ là thế mạnh, đồng thời cũng là gánh nặng xã hội nếu không được tận dụng. Chính vì vậy, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn được Kim Bôi xác định là hướng quan trọng góp phần XĐ-GN, ổn định cuộc sống cho người dân.
(HBĐT) - Năm học 2010- 2011 với chủ đề “Thanh niên trường học thi đua học tập, rèn luyện lập thành tích chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X” đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong ĐV- TN khối trường học. Qua mỗi phong trào hoạt động, tổ chức Đoàn ngày càng gần gũi với ĐV- TN, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho HS- SV phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của tuổi trẻ, rèn luyện và trưởng thành.
Theo quy định mới, sinh viên thuộc diện miễn giảm học phí phải đóng học phí cho trường, sau đó địa phương sẽ chi trả cha mẹ sinh viên. Tuy nhiên đến nay rất nhiều địa phương vẫn lúng túng, chưa triển khai thực hiện quy định này.
Sở GDĐT Hà Nội vừa thành lập 5 đoàn kiểm tra tình hình thực hiện thu - chi đầu năm học 2011-2012 của các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố.
5 năm nay, chàng trai 26 tuổi Lê Đăng Hạnh làm thầy giáo… nuôi dạy trẻ ở trường Mầm non Quỳnh Phương, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Ngoài 2 cuốn giáo trình bắt buộc, chị Hoa, phụ huynh học sinh lớp 2 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiên quận 1, TP HCM, còn được trường thông báo mua thêm 5 cuốn sách tiếng Anh tham khảo.
Ngày 21.9, Bộ GDĐT thông báo toàn cảnh nguyện vọng (NV) 3. Theo đó, có tất cả 97 trường xét tuyển NV3, gồm 23 trường ĐH, 74 trường CĐ. Trong số này đáng chú ý có Trường ĐH Y - Dược (ĐH Thái Nguyên) tuyển 30 chỉ tiêu cử nhân điều dưỡng (khối B) từ 18,5 điểm.
Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở Mê Linh đã có nhiều cách làm hay, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương và cho cả thành phố Hà Nội.