Cháu Trần Thị Kim Ngân với những vết thâm tím ở tay.

Trở về từ trường mầm non, cháu Kim Ngân khóc kêu đau, kiểm tra người con bố mẹ cháu phát hiện nhiều vết bầm tím ở hai cánh tay và mặt. Cô giáo dạy Ngân đang được yêu cầu giải trình và làm bản kiểm điểm.

Năm năm nữa chúng ta sống bằng gì đây, các em?

Đó là câu mà TS Nguyễn Thành Nam đem ra để hỏi mỗi khi có cơ hội nói chuyện với sinh viên về ảo tưởng nhân công giá rẻ ở Việt Nam. Đất nước đang dần hết mỏ để đào, hết tài nguyên để bán nhưng nhân lực chất lượng cao thì vẫn ùn ùn đổ vào các ngành sản xuất phi vật chất.

Rô bốt dế mèn của cậu bé dân tộc Thái 8 tuổi

Là một trong 5 gương mặt trẻ nhất và giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2011, em Lò Văn Cường được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo cùng giải thưởng 7 triệu đồng.

Đà Bắc chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

(HBĐT) - Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức huyện Đà Bắc hiện có trên 1.900 người, trong đó, công chức, viên chức cấp huyện 166 người, cấp xã 346 người, sự nghiệp giáo dục 1.283 người, y tế 108 người. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong những vấn đề quan tâm của huyện, góp phần thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trả lời chất vấn của Quốc hội: Quả bóng lạm thu sang sân các địa phương

Trong số 13 cử tri có câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về chín mảng nội dung thì có ba cử tri đề cập vấn đề lạm thu.

“Người trong cuộc” nói về chất lượng đào tạo dân lập

Nhiều sinh viên trường dân lập thừa nhận, cơ sở vật chất của trường còn yếu kém, giáo trình thiếu thốn, phòng học thiếu ánh sáng, bàn ghế xộc xệch, hư hỏng... ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

Giảng viên chê làm tiến sĩ trong nước

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam, Chính phủ có kế hoạch phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ, trong đó có 10.000 đào tạo trong nước. Thực tế hiện nay phần đông giảng viên lại không mặn mà với việc làm nghiên cứu sinh trong nước.

Khắc phục khó khăn trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em ở xã Vầy Nưa

(HBĐT) - Xã Vầy Nưa (Đà Bắc) hiện có 616 trẻ em từ 0 -16 tuổi. Theo ông Bàn Văn Khánh, cán bộ LĐ-TB&XH xã Vầy Nưa, thực hiện Chỉ thị số 38- CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS& GDTE) và Chỉ thị số 55-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác BVCS & GDTE, trong những năm qua, xã nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân. Song, khó khăn lớn nhất là nhiều phụ huynh còn chưa nhận thức đầy đủ kiến thức chăm sóc trẻ em.

Học sinh giỏi có thể được tuyển thẳng vào đại học

Bộ trưởng GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư về việc ban hành quy chế thi chọn học sinh giỏi thay thế quy chế hiện hành, trong đó học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.

Nhiều đơn vị, cá nhân lên tiếng việc mua chứng chỉ

Sau khi đăng loạt bài Mua bán chứng chỉ tiếng Anh ở các trường ĐH, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của độc giả trước thực trạng học giả bằng thật. Bên cạnh đó, cá nhân và đơn vị liên quan cũng liên hệ với đại diện báo Tiền Phong để hẹn làm việc.

Khổ như… làm giáo án

Giáo án đã trở thành một từ quá quen thuộc với những ai làm giáo viên. Và với sinh viên ngành sư phạm, việc làm giáo án không chỉ đơn giản là tìm hiểu để biết mà phải làm thật sự để chấm điểm. Đây là điểm điều kiện bắt buộc phải có của sinh viên sư phạm.

Trường cao đẳng nghề Hòa Bình gắn đào tạo với giới thiệu việc làm

(HBĐT) - Sau gần 10 năm phát triển, tiền thân là trường Dạy nghề tỉnh Hòa Bình, đến nay, trường đã được nâng cấp lên hệ cao đẳng, được phép đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.

Phải triệt để và thực tế

Rất nhiều vấn đề bức xúc trong giáo dục đã được người dân phản ánh với mong muốn người đứng đầu của Bộ GD-ĐT thấy được và giải quyết hợp lý.

Hà Giang: Gần 40 tỷ đồng hỗ trợ học sinh khó khăn

Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ra nghị quyết về chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.

Thầy giáo dạy Lý và “bộ sưu tập” huy chương

Gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp giảng dạy, thầy Lê Văn Hoành - giáo viên dạy chuyên Lý Trường THPT chuyên Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã mang về cho trường 82 giải quốc gia, 5 giải quốc tế, 22 sáng kiến kinh nghiệm cùng hàng chục bằng khen, huân chương...

Đoàn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ: Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện

(HBĐT) - Cô giáo Vũ Thị Phương Thảo, Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cho biết: Trong nhiệm kỳ 2010 - 2011, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, cùng với đội ngũ cán bộ đoàn năng động, sáng tạo, ĐV-TN luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, Đoàn trường luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và vinh dự được T.ư Đoàn tặng bằng khen.

Gia sư tìm việc bị lừa

Nhiều sinh viên đóng 400.000-800.000 đồng lệ phí cho trung tâm gia sư để được giới thiệu chỗ dạy kèm. Chỗ dạy không thấy đâu nhưng tiền đã đóng thì không dễ đòi lại.

Thầy giáo không biên chế

Tiền công các thầy được trả bằng mớ rau, mớ cá. Niềm vui của các thầy là được nhìn thấy người dân địa phương nhờ con chữ mà dần xóa đi nghèo đói, trẻ em nhờ con chữ mà nên người.

Nữ PGS đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân

Đó là cô giáo Hoàng Thị Bích Ngọc, Học viện Cảnh sát nhân dân. Cô Ngọc vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phong hàm Phó giáo sư. Đây là nữ Phó Giáo sư đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân VN.

Bác Hồ với sự nghiệp “trồng người”

(HBĐT) - Cách đây hơn 50 năm, ngày 13/9/ 1958, Bác Hồ đã đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc. Tại lớp học này, Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang, mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ (1).

Bỏ chấm điểm: vừa làm vừa chờ

Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ chấm điểm đối với môn học thể dục, âm nhạc và mỹ thuật. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá học sinh (bậc THCS và THPT) bằng nhận xét.

Lương vẫn không đủ sống

Nhiều sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc làm trong khi ngày càng nhiều giáo viên bỏ việc vì không đủ sống. Đây là một nghịch lý có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nguồn nhân lực ngành sư phạm.

Những giáo viên nói 4 thứ tiếng

Để truyền kiến thức cho các em, người thầy, người cô nơi sơn cùng thủy tận buộc phải nói được 4 thứ tiếng: Kinh, Thái, Mông và Khơ Mú. Đó là "nhiệm vụ bất khả kháng" của những giáo viên ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An).

“Góc khuất” phía sau nghề gõ đầu trẻ

Ngoài áp lực của công việc, không phải giáo viên nào cũng may mắn nhận được sự thông cảm từ gia đình. Không có thời gian cho cuộc sống riêng, đời sống thiếu thốn là lý do nhiều người phải lựa chọn công việc hay gia đình.

Trường PT DTNT tỉnh kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

(HBĐT) - Ngày 18/11, trường PT DTNT tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Dự và chia vui cùng thầy trò nhà trường có đồng chí Quách Thế Tản, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, UBND thành phố và phường Tân Hòa (TPHB).